Liên quan đến đề xuất của Chính phủ về việc tăng lương 30% cho cán bộ, công chức, viên chức và 15% cho người lao động đã nghỉ hưu, Bộ Tài chính cho biết, để việc tăng lương thực sự có ý nghĩa tích cực trong đời sống, Bộ Tài chính cũng đã có các "kịch bản" kiềm chế lạm phát và tránh việc tăng giá bất hợp lý.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng đã nhấn mạnh, thống kê từ trước tới nay, việc tăng lương cơ sở vào ngày 1/7 tới đây không có tác động nhiều tới việc tăng giá cả, hàng hoá.
Việc điều chỉnh tăng lương cơ sở theo lộ trình hằng năm là nỗ lực của Chính phủ nhằm đạt mục tiêu đảm bảo đời sống cho người hưởng lương, song, không ít người dân lo ngại giá cả hàng hóa thiết yếu tiêu dùng, thực phẩm sẽ tăng theo lương.
Bộ Tài chính cũng cho biết, phương án này cũng bảo đảm khả năng chi trả của ngân sách nhà nước giai đoạn 2024 - 2026. Mức lương bình quân của công chức, viên chức dự kiến tăng khoảng 30% so với thu nhập bình quân người lao động. Từ 1,8 triệu đồng/tháng hiện nay, lên 2,34 triệu đồng.
Sẽ có 4 đối tượng là công chức, viên chức được tăng mức lương khi cải cách tiền lương.
Điểm đáng chú ý của chính sách tiền lương mới là quy định mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp.
Đối với khu vực doanh nghiệp, lương tối thiểu vùng cũng sẽ được điều chỉnh theo quy định của Bộ luật Lao động, với mức tăng 6%.
Bên cạnh đó, mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng cho người lao động đã nghỉ hưu cũng được điều chỉnh tăng 15%.
Ngoài ra, từ năm 2025, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm.